Sắc tộc thiểu số trong IDF Lực lượng Phòng vệ Israel

Một chàng trai người Do Thái gốc Á Đông đi lính nghĩa vụ quân sự để phục vụ cho tổ quốc Israel

Nam giới DruzeCircassian cũng là đối tượng bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự với IDF như người Do Thái Israel[16]. Ban đầu, họ phục vụ trong khuôn khổ một đơn vị đặc biệt được gọi là "Đơn vị các sắc tộc thiểu số", vẫn còn tồn tại đến ngày nay, dưới hình thức tiểu đoàn độc lập Herev ("Thanh kiếm"). Tuy nhiên, từ thập niên 1980 các binh sĩ Druze dần phản đối kiểu bố trí này, cái mà họ coi là các phương tiện để phân biệt đối xử với họ và không cho họ tiếp cận tới các đơn vị tinh nhuệ. Quân đội dầnh chấp nhận các binh sĩ Druze vào các đơn vị chiến đấu thường trực và phong họ lên những cấp bậc cao hơn, những vị trí mà trước kia họ thường không thể đạt được. Trong những năm gần đây, nhiều sĩ quan Druze đã lên tới những cấp bậc cao như Thiếu tướng và nhiều người đã nhận được các huân chương công trạng. Cần lưu ý rằng, theo tỷ lệ số lượng, người Druze có mức độ lưu trữ cao hơn các binh sĩ khác trong quân đội Israel. Tuy nhiên, một số binh sĩ Druze vẫn cho rằng tình trạng phân biệt vẫn tiếp diễn, như việc không được tham gia Không quân, dù việc xếp hạng an ninh thấp chính thức cho người Druze đã bị xoá bỏ trong một số thời gian. Hoa tiêu máy bay người Druze đầu tiên hoàn thành khoá huấn luyện của mình năm 2005; căn cước của anh được bảo mật như với tất cả các phi công của không quân. Sau trận Ramat Yohanan trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, xấp xỉ 1000 binh sĩ và sĩ quan Druze Syria đã đào tẩu và gia nhập phía Israel.[cần dẫn nguồn]

Từ cuối thập niên 1970 Uỷ ban Sáng kiến Druze đóng tại làng Beit Jan và liên kết với Đảng Cộng sản Israel đã kêu gọi xoá bỏ việc đăng ký nghĩa vụ quân sự của người Druze.

Đăng ký nghĩa vụ quân sự là một truyền thống trong dân cư Druze, với hầu hết người phản đối trong các cộng đồng Druze tại Cao nguyên Golan; 83% thanh niên Druze phục vụ trong quân đội, theo các thống kê của IDF.[17]

Theo luật, mọi công dân Israel đều là đối tượng phải đăng ký nhập ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng đã hoàn thành việc xem xét để trao quyền miễn trừ cho một số công dân riêng biệt hay các hạng công dân. Một chính sách có từ thời lập quốc Israel trao việc miễn trừ cho mọi sắc tộc thiểu số khác của Israel (đáng chú ý nhất là người Ả Rập Israel). Tuy nhiên, cũng có một chính sách từ lâu khuyến khích những người tình nguyện Bedouin và cung cấp cho họ nhiều sự ưu đãi, và trong một số cộng đồng Bedouin nghèo khó, sự nghiệp quân sự dường như là một trong số ít cách tiến lên các bậc thang xã hội. Tương tự, người Hồi giáo và Thiên chúa giáo cũng được chấp nhận như những người tình nguyện, thậm chí ở tuổi lớn hơn 18.[18]

Binh sĩ Bedouin năm 1949

Từ trong các công dân Ả Rập phi Bedouin, số lượng người Ả Rập Thiên chúa giáo và thậm chí một số người Ả Rập Hồi giáo tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự—là hiếm, và chính phủ không có nỗ lực chính thức để thay đổi điều này. Sáu người Ả Rập Israel đã nhận được các huân chương quân công vì sự nghiệp quân sự của mình; trong số đó người nổi tiếng nhất là một sĩ quan Bedouin, Trung tá Abd el-Majid Hidr (cũng được gọi là Amos Yarkoni), người đã nhận được Order of Distinction. Gần đây hơn, một sĩ quan Bedouin đã được thăng lên cấp bậc Đại tá.[cần dẫn nguồn]

Một binh sĩ người Ethiopia Do Thái

Cho tới nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai của Yitzhak Rabin (1992-1995), những phúc lợi xã hội dành cho các gia đình trong đó ít nhất một thành viên (kể cả ông, chú hay anh em họ) đã phục vụ một thời gian trong các lực lượng vũ trang cao hơn rất nhiều so với các gia đình "phi quân sự", vốn được coi là biên pháp phân biệt hiển nhiên giữa người Do Thái và người Ả Rập. Rabin đã lãnh đạo việc xoá bỏ biện pháp này, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cánh hữu. Hiện tại, ưu đãi chính thức duy nhất khi phục vụ quân đội là việc tiếp cận thông tin an ninh và phục vụ trong một số kiểu vị trí chính phủ (trong hầu hết trường hợp, có liên quan tới an ninh), cũng như một số lợi ích trực tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế, một số lượng lớn công ty sử dụng lao động Israel đưa ra các quảng cáo tìm người gồm cả yêu cầu "đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự" thậm chí khi công việc không hề liên quan tới an ninh, điều được coi là một uyển ngữ cho "không cần người Ả Rập/Haredim". Sự thử nghiệm nghĩa vụ quân sự đã trải qua cũng thường được áp dụng để được chấp nhận vào nhiều cộng đồng mới được thành lập, hoàn toàn ngăn cản người Ả Rập sinh sống tại đó. Tương tự, hãng hàng không quốc gia Israel El Al chỉ thuê các phi công đã phục vụ trong Không lực, trên thực tế ngăn cản người Ả Rập đảm nhiệm công việc này.

Mặt khác, những người Israel phi Ả Rập cho rằng thời hạn nghĩa vụ quân sự bắt buộc ba năm (hai năm cho phụ nữ) khiến họ mất ưu thế, bởi họ hoàn toàn mất ba năm trong cuộc đời khi phải phục vụ trong IDF, trong khi người Ả Rập Israel có thể đi làm việc ngay sau khi học xong, hay tốt nghiệp đại học. Trên thực tế, lời phàn nàn thường thấy nhất về bất kỳ chủ đề gì của việc phân biệt đối xử với người Ả Rập, ngay cả tại Knesset, trên truyền thông hay trong những công dân bình thường, là việc người Ả Rập "không thực hiện nghĩa vụ quân sự" giải thích tại sao họ bị loại bỏ khỏi một số hay toàn bộ lợi ích công dân. Cựu tướng quân đội Rafael Eitan, khi tham gia chính trường trong thập niên 1980, đề xuất rằng quyền bỏ phiếu nên được đặt liên hệ với nghĩa vụ quân sự. Ý tưởng này thỉnh thoảng lại được lật lại bởi các nhóm và đảng cánh hữu.

Theo Báo cáo về thực hiện nhân quyền tại các quốc gia của Bộ Ngoại giao Mỹ năm về Israel và các lãnh thổ chiếm đóng, "người Ả Rập Israel không bị yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và, trên thực tế, chỉ một tỷ lệ nhỏ người Ả Rập Israel phục vụ trong quân đội. Những người không phục vụ trong quân đội ít có quyền tiếp cận so với các công dân khác tới các lợi ích kinh tế và xã hội mà việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là một lợi thế, như nhà ở, các khoản trợ cấp, và việc làm, đặc biệt là công việc liên quan tới chính phủ hay công nghiệp an ninh. Trong công nghiệp an ninh, vì các lý do an ninh, người Ả Rập Israel nói cung bị giới hạn làm việc trong các công ty với các hợp đồng quốc phòng hay trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh."

Trong những năm gần đây[khi nào?], đã có nhiều sáng kiến để cho phép người Ả Rập Israel tự nguyện tham gia Nghĩa vụ Quốc gia dân sự thay vì cho IDF, hoàn thành việc này sẽ khiến họ có quyền ưu tiên tương đương so với các cựu chiến binh IDF. Tuy nhiên, kế hoạch này đã gặp phải sự phản đối mạnh của các thành viên người Ả Rập trong nghị viện, và vì thế, không được áp dụng.

Đồng tính

Từ năm 1993, những người đồng tính được phục vụ công khai trong quân đội, gồm cả tại các đơn vị đặc biệt, mà không có sự phân biệt đối xử nào. Điều này diễn ra sau khi một sĩ quan dự bị làm chứng trước Knesset rằng mình đã bị ngăn cản[bởi ai?] nghiên cứu một số chủ đề nhạy cảm, và cấp bậc của mình đã bị thu hồi, bởi khuynh hướng giới tính của anh ta.[19]

Haredim

Các binh sĩ IDF thuộc Tiểu đoàn Bộ binh số 97 "Netzah Yehuda".

Nam giới thuộc cộng đồng Haredi có thể lựa chọn trì hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đăng ký vào yeshivot (xem Uỷ ban Tal), một quy định đã làm gia tăng căng thẳng giữa các tôn giáo Israel và các cộng đồng thế tục. Tuy người Haredim có thể lựa chọn phục vụ trong IDF trong một môi trường thuận lợi cho đức tin tôn giáo của họ, hầu hết người Haredim không lựa chọn phục vụ trong IDF.

Cộng đồng Haredi thường lựa chọn phục vụ trong Tiểu đoàn Bộ binh số 97 "Netzah Yehuda". Đơn vị này là một tiểu đoàn bộ binh tiêu chuẩn của IDF tập trung vào vùng Jenin. Để cho phép các binh sĩ Haredi có thể phục vụ, các căn cứ Netzah Yehuda tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất của các quy định ăn kiêng Do Thái và những người vợ của các binh sĩ và sĩ quan là những phụ nữ duy nhất được cho phép có mặt tại đó.

Ngoài ra, một số người Haredim phục vụ trong IDF thông qua hệ thống Hesder là một chương trình 5 năm gồm 1 năm học tôn giáo, 2 năm phục vụ quân sự và 2 năm học tôn giáo trong đó các binh sĩ có thể được gọi vào lực lượng chính quy ngay lập tức.

Người tình nguyện nước ngoài

Người nước ngoài thông thường phục vụ trong IDF theo một trong ba cách:

  • Chương trình Mahal nhắm vào những thanh niên Do Thái không phải người Israel (nam giới trẻ hơn 24 tuổi và nữ giới trẻ hơn 21). Chương trình thông thường gồm 16 tháng phục vụ trong IDF, gồm một thời gian huấn luyện dài cho những người thuộc các đơn vị chiến đấu hay một tháng huấn luyện không chiến đấu và ngoài ra còn thêm ba tháng học tiếng Hebrew sau khi đăng ký, nếu cần thiết. Những người tình nguyện phục vụ lâu hơn cũng có thể được chấp nhận. Có hai tiểu hạng khác của Mahal, cả hai đều hướng tới duy nhất đối tượng nam giới tôn giáo: Mahal Nahal Haredi (16 tháng), và Mahal Hesder, gồm nghiên cứu yeshiva trong 6.5 tháng với 14.5 tháng phục vụ trong IDF, với tổng cộng 21 tháng. Cũng có các chương trình tương tự của IDF cho những người Israel sống ở hải ngoại.
  • Sar-El, một tổ chức thuộc Quân đoàn Hậu cần Israel, cung cấp một chương trình tình nguyện cho những người không phải công dân Israel từ 17 tuổi trở nên (hay 15 nếu có cha hoặc mẹ đi kèm). Chương trình cũng hướng tới các công dân Israel, trong độ tuổi từ 30 trở lên, sống ở nước ngoài, những người không phục vụ trong Quân đội Israel và hiện muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chương trình thường gồm ba tuần phục vụ tình nguyện tại các căn cứ quân sự ở hậu phương, thực hiện các nhiệm vụ phi chiến đấu.
  • Garin Tzabar cung cấp một chương trình chủ yếu cho người Israel di cư với cha mẹ tới Hoa Kỳ khi còn nhỏ tuổi. Dù một khả năng căn bản về tiếng Hebrew không phải là bắt buộc, nhưng nó cũng có ích. Trong tất cả các chương trình được thực hiện, chỉ Garin Tzabar yêu cầu phục vụ đủ thời gian trong IDF. Chương trình được lập thành các giai đoạn: đầu tiên những người tham gia trải qua năm cuộc gặp mặt tại đất nước họ, sau đó là một giai đoạn hội nhập tại Israel ở một kibbutz. Mỗi người được chấp nhận bởi một kibbutz tại Israel và có những khu sinh sống dành cho nó. Người tham gia chia sẻ các tranh nhiệm trong kibbutz khi rời quân ngũ. Những người tham gia bắt đầu chương trình ba tháng trước khi được chấp nhận trong quân đội vào đầu tháng 8.
  • Marva is short-term basic training for two months

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực lượng Phòng vệ Israel http://www.972films.com/israels-war-history/ http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/EF10Df03.h... http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/03/21/in... http://www.cnn.com/SPECIALS/2002/terror.victims/ http://www.debka.com/headline.php?hid=5760 http://www.defensenews.com/osd_story.php?i=3944502 http://www.economist.com/daily/chartgallery/displa... http://www.ficci.com/international/countries/israe... http://www.haaretz.com/hasen/spages/1117753.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/929203.html